Xin chào mọi ngườiĐã lâu mình không viết bài chia sẻ. Hôm nay mình quay lại đây. Và mình sẽ nói về việc giáo viên chấm điểm bài viết/nói của học viên và bản chất của việc đó.Lâu lâu mình thấy 1 số người lên hỏi bài viết của họ band bao nhiêu, và ở dưới sẽ có vài người nói là bài này band ABC hoặc band XYZ gì đó. Thật ra cái này là phi lý và hoàn toàn dắt mũi người khác nhen. Nguyên tắc của khảo thí là giáo viên không được chấm điểm những bài viết không được tạo ra trong phòng thi vì 1 số nguyên nhân sau
1/ trong mỗi một đợt thi, đề thi viết/nói trước đó đã được chuẩn hóa về nội dung ra đề và quy tắc chấm điểm rồi, nên chỉ có giám khảo được train đúng trong đợt thi đó mới có quyền quyết định con điểm cuối cùng là bao nhiêu. Mọi đợt thi đều có benchmark samples các band (kể cả band 9), nhưng chỉ có trong quá trình chuẩn hóa chấm thi mới được đem ra để hướng dẫn cách chấm cho mỗi đề đó.
2/ việc cho điểm không giúp ích nhiều về cải thiện lâu dài, vì đặc tính bài viết (features) quan trọng hơn con số cuối cùng. Đó là lí do vì sao tiêu chí chấm điểm (band descriptors) phải được đem ra để đào tạo học viên cách đọc hiểu đặc tính bài viết của họ thay vì quẹt mỗi điểm.
3/ nếu bạn để ý trong các đầu sách IELTS của Cambridge (cả chứng chỉ khác), người ta sẽ ưu tiên nhận xét của giám khảo từ trên xuống dưới hơn là nói rõ tiêu chí điểm là gì, vì đôi lúc 1 bài có thể có đặc tính của 2 band liền kề, nên tốt nhất là liệt kê ra đủ để người học có hướng chỉnh sửa và cải thiện bài viết
Vậy nên thay vì hỏi là “bài này của mình band bao nhiêu” thì nên ưu tiên hỏi xem bài này được gì và chưa được gì bằng thuật ngữ chấm điểm, rồi sau đó tự áng chừng band điểm theo khoảng. Đó là cách tốt nhất để học và hiểu đúng về kĩ năng viêt IELTS, TOEFL, CAE/CPE, etc. Và hiện tại thì rất nhiều nơi còn đang nhìn việc chấm điểm/nhận xét bài viết theo hướng rất cực đoan, nên mong rằng bài này của mình sẽ giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về việc dạy và học speaking/writing.